Lịch Sử Gốm Sứ Cổ Truyền Việt Nam

Như tôi được biết, làng nghề gốm sứ cổ truyền xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, theo các nhà nghiên cứu là cách nay khoảng một vạn năm.Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu xem gốm sứ cổ truyền Việt Nam có từ khi nào nhé.

Gốm sứ có từ khi nào?

Các cuộc khai quật khảo cổ cho thấy là vào thời tiền sử các sản phẩm gốm đất nung thường thô, có pha lẫn cát và các tạp chất khác.

Sản phẩm được tạo dáng bằng tay, có hoa văn đơn giản như vạch chéo, vân sóng nước, vân chải răng lược. Các hoa văn này được tạo ra khi sản phẩm còn ướt. Trong đó một số được tạo bằng bàn dập hoặc dùng que nhọn để vạch.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu đồ gốm thời tiền sử đều khẳng định rằng, trong một thời gian dài từ khi phát minh ra đồ gốm đến thời đá sơ đồng.Các loại đồ gốm đều do phụ nữ làm,được nung bằng lò lộ thiên, nhiệt độ khoảng dưới 7000C.

Các sản phẩm thời kỳ này chủ yếu là đồ gia dụng: đun nấu, đồ đựng… Về cuối thời tiền sử có thêm những đồ dùng để ăn uống và đồ trang sức.

Đến thời kỳ đồ đồng (cách nay 4.000 năm), phần lớn các sản phẩm gốm đều được tạo dáng trên bàn xoay thủ công. Nhờ vậy mà tạo ra được nhiều chủng loại và kiểu dáng phong phú mang tính mỹ thuật.

Các loại sản phẩm gốm sứ ban đầu:

Ngoài các sản phẩm truyền thống như: đồ chứa đựng,đồ dùng để ăn uống, công cụ lao động. Bước đầu đã xuất hiện gốm mỹ thuật, trang trí, trang sức; các hoa văn minh họa với nét chìm là chủ yếu. Một số sản phẩm đã được nhuộm một lớp màu bên ngoài bằng nước đất khác màu.

Sang thời đại đồ sắt, đồ gốm người Việt phát triển khắp nơi trong nước. Tuy vậy, gốm vẫn còn thô sơ, non lửa, nhưng về tạo dáng và trang trí đã có những bước tiến bộ đặc sắc vượt hẳn so với các thời kỳ trước.

Các sản phẩm gốm thời kỳ này vẫn là sản phẩm của những cư dân nông nghiệp, gắn với ruộng đồng. Nhưng lực lượng nam giới đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất.

Đến thế kỷ II trước Công nguyên, nước ta bị đặt dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Đồ gốm người Việt vẫn tiếp tục phát triển trên cơ sở của những kinh nghiệm cổ truyền, lại tiếp thu những tinh hoa của gốm Trung Hoa.

Về chủng loại sản phẩm, có thêm gốm kiến trúc như gạch, ngói, các loại tượng động vật nhỏ như lợn, bò với kiểu dáng rất sơ sài. Phong cách gốm của thời kỳ này chịu ảnh hưởng gốm Hán. Đặc biệt hoa văn trang trí có sự kết hợp hoa văn Việt và hoa văn Hán khá nhuần nhuyễn.

@Theo tài liệu thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »

Gọi ngay

Contact Me on Zalo